Yoga và Thiền

Yoga và Thiền

19/08/2020 Admin 0 Bình luận

Bài 1. Phép thở cơ bản trong Yoga

TTO – Trong yoga, hơi thở là con đường để khí tiên thiên (hơi thở trong hơi thở) thấm sâu vào cơ thể. Hít thở đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe, thể chất, tinh thần và cảm xúc của bạn.

Hít thở cung cấp ôxy cho quá trình trao đổi chất, giúp chúng ta tiếp thu năng lượng để chuyển động, suy tư và cảm nhận, đồng thời việc hít thở giúp loại bỏ khí các-bon-nít ra khỏi cơ thể.

Sự căng thẳng trong các cơ bắp của hệ hô hấp, nằm giữa và sâu tận trong khung sườn có thể gây nghẽn ở lồng ngực, thậm chí gây đau ngực.

Các kỹ thuật hít thở thư giãn sẽ làm giải tỏa sự căng thẳng ra khỏi toàn bộ phần thân trên của cơ thể, bao gồm cả cổ và vai. Điều này sẽ cải thiện khả năng điều chỉnh hơi thở của bạn nhằm đáp ứng các yêu cầu luôn thay đổi.

Hơi thở còn đem lại sự kết nối đầy sức mạnh giữa tinh thần và cơ thể với nhau. Thông qua việc kiểm soát các kiểu thở khác nhau – ví dụ như nhịp điệu, độ sâu, độ dài của hơi thở ra và sự cân bằng giữa hai bên mũi trái, phải – bạn có thể tác động tới tình trạng thể lực, trí não và cảm xúc của mình.

Thói quen hít thở đúng cách

Yoga khuyến khích bạn thở bằng mũi, sử dụng trọn vẹn cơ hoành, áp dụng kiểu thở êm, chậm và biết phối hợp các động tác với hơi thở. Ví dụ như bạn phải hít vào khi thực hiện động tác ngửa lưng ra sau và thở ra khi thực hiện động tác gập người về phía trước.

Phép luyện thở ở các tư thế đứng, ngồi hoặc tốt nhất ở tư thế nằm (trang 25) sẽ giúp bạn tập trung ý thức về hoạt động của các cơ bắp nằm trong hệ hô hấp và rèn luyện thói quen hít thở đúng cách.

 

Thở từng phần

Thở từng phần giúp bạn giải tỏa sự tắc nghẽn năng lượng do thói quen hít thở không đúng cách. Sau khi hoàn tất bước ba, hãy kết hợp cả ba bước để có được hơi thở liên tục và trọn vẹn.

Có hai cách tập thở: khi ngồi và khi nằm.

Tư thế ngồi: ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên hai gót chân hoặc ngồi tư thế hoa sen, hai lòng bàn tay ngửa, bàn tay phải để lên bàn tay trái – thót bụng thở ra (hình 1). Phình bụng hít vào (hình 2). Thực hiện 10 nhịp thở.

Tư thế nằm: nằm ngửa, co hai chân, hai gối chạm nhau, hai bàn tay đặt lên bụng, ngón giữa chạm rốn – thót bụng, thở ra (hình 3). Phình bụng hít vào (hình 4). Thực hiện 10 nhịp thở. hoặc tập như sau đây cũng được :

Nằm ngửa, hai đầu gối co lại, lòng bàn tay úp lên bụng. Cảm nhận bụng phình căng lên, các ngón tay rời nhau ra khi bạn hít vào. Tiếp theo, bụng xẹp xuống khi bạn thở ra. Thực hiện 6 hơi thở đều đặn.

Di chuyển hai bàn tay tới xương sườn, ngón cái áp vô sườn sau, các ngón khác nằm phía sườn trước. Hãy cảm nhận xương sườn nở ra khi bạn hít vào và xẹp xuống khi thở ra. Thực hiện 6 hơi thở đều đặn.

Đặt các ngón tay lên phía trước xương đòn. Hít vào, cảm nhận các ngón tay và hai vai nâng lên, chỏm ngực nở rộng. Khi thở ra, bạn sẽ cảm thấy lồng ngực và các ngón tay chùng xuống. Thực hiện 6 nhịp thở đều đặn.

Lưu ý :

Thở bụng bài tập không thể thiếu trong Yoga

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo bài sau sẽ chi tiết hơn  :

Bài 2: Phép luyện thở cơ bản hướng dẫn chi tiết

( không thuộc phần tiếp của bài trên )

 

Thở dài sườn sượt hay ngáp vặt chính là báo hiệu của cơ thể: “Tôi cần nhiều ôxy hơn”. Nếu không chú ý và tiếp tục làm việc thì stress sẽ xuất hiện. Vậy nên một bài tập thở ngắn giữa chừng sẽ làm dịu sự căng thẳng, lấy lại sức sống cho cơ thể.

Nguyên tắc tập thở

Hít thở là một hoạt động tất yếu của con người. Tuy nhiên, hầu hết đều không nhận ra rằng khi chúng ta đang chịu một áp lực nào đó, hơi thở thường gấp gáp và không sâu. Trong khi đó, ôxy lại đóng vai trò quan trọng nhất trong các chất dinh dưỡng đối với hoạt động của tim, não bộ cũng như nhiều bộ phận quan trọng khác. Vì vậy việc luyện thở có thể giúp giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc và thêm sức sống cho cơ thể cũng như tâm trí.

Nếu có thể kết hợp với yoga, thiền thì khi đó, bạn đã đạt đến đỉnh cao của sự hài hòa giữa cơ thể và tâm trí. Trong mỗi bài luyện thở, một trong những nguyên tắc bất di bất dịch là “hít thở sâu”, tức là hít vào bằng mũi sao cho khí được tiếp nhận từ đáy phổi và lan ra toàn lá phổi.

Thở ra là làm sao để không khí từ phổi sẽ được “tống sạch” ra qua đường miệng trước khi hít vào một luồng không khí sạch khác. Nếu có thể tìm một nơi nào đó để tập luyện thì sẽ thật tuyệt vời bởi nó sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn.


Tại sao cần luyện thở

Khi stress tấn công bất ngờ, cách bạn hít thở trước khi nói hay làm bất cứ việc gì sẽ rất quan trọng, nếu không nói là quyết định kết quả của hành vi đó.

Khi bạn gặp một sự căng thẳng đột ngột như một chiếc xe va quệt vào xe bạn, xuất hiện một đám cháy bất ngờ, được chẩn đoán là mắc 1 bệnh nào đó; xung đột với sếp hay bạn bè, đồng nghiệp, người thân…Đó là một thông tin không lấy gì làm hay ho và tất nhiên là bạn chưa được chuẩn bị trước.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phản ứng tự nhiên của cơ thể là “sẵn sàng chiến đấu”, một loạt các phản ứng bản năng như nhịp tim tăng, hơi thở gấp gáp, hoạt động không tuân theo sự kiểm soát của ý thức sẽ lập tức xuất hiện. Tất nhiên, tùy thuộc vào kinh nghiệm bản thân mà cách xử trí sẽ khác nhau nhưng nếu không được học hỏi, cách hành xử sẽ nghiêng về bản năng hơn.

Vì vậy, chúng ta thường được khuyến khích nên dừng lại 1 chút, hít một hơi thật sâu và suy nghĩ trước khi tiếp tục làm hay nói một điều gì đó. Lý tưởng nhất là “tránh” xa tình huống mình đang gặp để có thể bình tĩnh trở lại và tiếp tục áp dụng một số bài luyện thở khác (sẽ được hướng dẫn ở dưới) trước khi quay trở lại làm rõ vấn đề mà mình đang gặp phải.

Để giảm các tác động từ stress, các nghiên cứu cũng cho thấy những bệnh nhân nắm được kỹ thuật thở trước hoặc sau khi mổ tim sẽ giảm được nguy cơ gặp biến chứng ở phổi. Thêm vào đó, TT Y học Quốc gia Hoa Kỳ cũng khuyến nghị những người từng phẫu thuật hay mắc các bệnh về phổi nên luyện các bài tập thở.

2 bài tập thở cơ bản

1. Luyện thở khi làm việc: Đa phần khi làm việc, chúng ta thường thở rất “nông”, ít khi có được hơi thở sâu, mang đủ không khí đến cho toàn bộ 2 lá phổi cũng như tống toàn bộ các chất có hại ra khỏi cơ thể.

 

Vài chiêu .. cách tập hít thở
Giúp bạn như hồi tuổi 18 …. trẻ trung và hấp dẫn yêu đời hơn !

 
BẠN HÍT VÀO VÀ THỞ RA …

– Còn chương trình tập thể dục của nước ngoài hay Arobic cũng thường dùng cách thở bằng bụng , bạn cứ đễ tay bạn trên bụng và nếu tay bạn thấy có lên xuống là đúng đấy .

– Khi bạn sợ hay lo nghỉ một chuyện gì , bạn chỉ cần thở hết co2 trong phổi bạn và hít thật mạnh vào , oxygen sẽ giúp bạn bình tỉnh và sáng suốt trở lại ….

Thì đây là phương pháp hồi xưa vẫn còn hữu dụng những bí huyết hấp tinh đạo khí hay tăng cường dưỡng khí …..

Phép thở bụng, thót hậu môn và vận khí nội hướng của đạo Lão Trung Quốc thời cổ đại là bí pháp giúp phụ nữ đã có con trở về thời con gái. Còn phép “hấp tinh đạo khí” tăng cường dương khí cho nữ, giúp người tuổi 40 giữ được sức sống của gái 17-18.

Các bạn gái và cả những chị em đã có chồng con, muốn trẻ mãi và giữ mãi là trinh nữ thì nên kiên trì tập luyện những bí thuật hồi xuân sau đây.

1. Phép thở bụng: Hít vào thóp bụng, thở ra phình bụng

Đầu tiên ngồi ghế (đứng cũng được), nhắm mắt 2-3 giây, rồi tĩnh tâm không được suy nghĩ điều gì, toàn thân thả lỏng cơ bắp.

Bắt đầu thở ra bằng miệng, thở dài tống hết khí CO2 trong phổi ra đồng thời phình bụng dưới. Nín thở tùy sức.
Sau đó từ từ hít khí sâu, êm dịu, hít đến khi không còn hít vào nữa mới thôi. Lưỡi để chạm hàm trên. Bụng dùng sức thót, tóp lại. Nín thở tùy sức.

Tiếp sau thả lỏng hai vai, hai tay, thở ra êm dịu, phình bụng và từ từ hạ lưỡi xuống. Làm đi làm lại nhiều lần sẽ thành thạo.

2. Vận dụng hậu môn

Tư thế ngồi, nằm đều được. Yên lặng, tập trung tư tưởng. Mắt nhắm khe khẽ. Sau đó thót hậu môn đi đôi với việc hít vào, tóp bụng, giống như đang đi tiểu mà đột nhiên nín tiểu. Khi nín hơi vẫn thót hậu môn. Càng lâu càng tốt.

Sau đó thở ra, từ từ buông lỏng sức cho hậu môn nở rộng ra. Cứ như thế tập liên tục, ban đầu 2 phút sau nâng lên 3 phút đến 5 phút. Ngày tập 2 lần vào tối khi đi ngủ và sáng lúc thức dậy.

Luyện tập kiên trì đến khi thành thói quen gần như nó tự động vận động vậy. Làm như vậy không chỉ chữa được bệnh dương hư; đàn ông bị xuất tinh sớm cũng có khả năng kéo dài. Còn người bình thường thì tinh lực được tăng cường. Khi giao hợp có thể phối hợp với nữ muốn kéo dài bao nhiêu cũng được.


Qua luyện tập vận động hậu môn, hai kinh Khâm Đốc mạch nối liền, dương khí, âm khí thông, khí huyết vận hành đều khắp, làm các cơ quan, tạng phủ và hệ nội tiết hoạt động mạnh mẽ. Nam giới thì tăng cường tinh lực, nữ giới thì thay đổi kết cấu sinh lý kích thích âm đạo tác động nhanh chóng sự khoái cảm của người đàn ông và anh ta tình nguyện làm “tù binh” của nàng là cái chắc. Ngoài ra, phương pháp vận động hậu môn còn chữa được một số bệnh như trĩ, táo bón, mất ngủ trong vòng 2-3 tuần lễ tập.

3. Vận khí hướng nội

Khi hít vào thì thót bụng đồng thời tập trung tư tưởng theo dõi hơi thở lưu thông trong cơ thể. Và dùng ý chí mãnh liệt vận chuyển khí đi đến mọi ngóc ngách cơ quan phủ tạng, đến tận các đầu ngón tay, ngón chân.

Luyện tập vận khí hướng nội không chỉ để chữa bệnh, ngăn ngừa bệnh: trên nóng, dưới lạnh, đầu váng, mắt hoa, vai đau, cổ mỏi… mà còn làm tinh thần an vui, sống lâu, minh mẫn và luôn khỏe mạnh. Mỗi ngày tập từ 5-10 phút vào buổi sáng, tối thì sự nóng nảy buồn phiền cũng sẽ rời bạn mà đi xa.

4. Phép hấp tinh đạo khí:

Phép này ứng dụng nguyên lý của vận khí hướng nội, nghĩa là khi giao hợp, nữ làm phép hấp thụ tinh khí của nam vào nội thể âm đạo.

Cụ thể là thở nhẹ, dài, tóp bụng dưới, thót hậu môn đồng thời thít hẹp âm đạo, quán tưởng tinh khí của nam giới theo hai khâm mạch lên đỉnh đầu rồi vòng theo đường tủy sống cổ lưng mà chạy xuống đến xương cùng cụt. Thở ra rồi tiếp vòng thứ 2.

http://www.daophatngaynay.com/vn/thumbnail.php?file=images/10-09/thientinhsongtu_988234343.jpg&size=article_medium
Cứ thế vận hành phép hấp tinh đạo khí suốt buổi sinh hoạt. Nữ áp dụng kỹ thuật này thì bất kỳ người đàn ông nào cũng có thể nắm vững trong lòng bàn tay. Sách “Hậu Hán thư” kể, bất kỳ người đàn ông nào khi tiếp xúc với Hạ Cơ đều bị ma lực của nàng làm cho phát cuồng. Ba vị quốc vương thời Chiến quốc chỉ vì Hạ cơ mà tàn sát lẫn nhau.

Còn nam giới rèn đủ các phép trên sẽ có một sức mạnh không thể phủ định được. Đó là sức mạnh của điện từ sinh học bên trong cơ thể của người đã dày công tập luyện.

Hai vợ chồng cùng rèn các bí thuật hồi xuân nói trên sẽ nâng cao sức khỏe, bệnh tật lánh xa, cuộc sống vui tươi và hạnh phúc

Khi bạn thở dài sườn sượt hay ngáp ngắn ngáp dài cũng là lúc cơ thể báo hiệu rằng: “Tôi cần nhiều ôxy hơn”. Nếu tiếp tục làm việc, không chú ý đến tín hiệu này, lại vừa ăn vừa làm việc thì stress sẽ bắt đầu xuất hiện.

Một bài tập thở ngắn giữa ngày sẽ làm dịu căng thẳng và lấy lại sức sống cho cơ thể. Sau bài tập, nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên về hiệu quả mà bài tập thở mang lại vì bạn có thể làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn.

Thiền viên nằm dựa lưng vào núi Đá Chồng

Mỗi bước của bài tập thở dưới đây có thể thực hiện ngay tại bàn làm việc:

– Hãy hít một hơi thật sâu trong khi cằm dần hướng về phía ngực, sao cho kết thúc của hơi hít vào, cằm sẽ chạm vào ngực. Sau khi hít vào, giữ nguyên trong vòng 5 giây rồi mới bắt đầu thở ra. Khi thở ra, hãy dần ngẩng đầu lên trở lại vị trí ban đầu (đầu thẳng). Rồi lại thực hiện lại từ đầu. Bạn cũng có thể xoay cổ chầm chậm, lấy ngực làm điểm xuất phát và di chuyển theo hình bán nguyệt (thực hiện xoay cổ nửa vòng, lấy ngực làm tâm).

– Hít sâu khi tay bạn giơ cao, song song với đầu. Giữ hơi thở và thẳng tay trong vài giây rồi từ từ thở ra, hạ tay xuống.

– Hít sâu khi tay từ đưa ra phía trước, song song với bàn. Giữ hơi thở và tư thế tay trong vài giây rồi từ từ thở ra và hạ tay xuống.

– Hít sâu khi tay đưa ra phía sau. Giữ hơi thở và tư thế tay trong vài giây rồi thở ra từ từ và đưa tay trở lại vị trí ban đầu.

2. Luyện thở trước khi ngủ: Suy nghĩ nhiều về sự việc đang làm bạn căng thẳng trước khi ngủ đặc biệt có hại vì nó sẽ kích thích thần kinh, khiến đầu bạn căng như dây đàn trong khi để ngủ được, yêu cầu là toàn bộ cơ thể phải thả lỏng hoàn toàn. Bài tập thở sẽ giúp bạn đánh lạc hướng sự chú ý đối với những việc khiến bạn đau đầu và từ đó đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Bài luyện thở dưới đây có thể diễn ra trong tiếng nhạc du dương hay một âm thanh tự nhiên dễ chịu như tiếng sóng biển hoặc có thể trong tiếng nhạc dành cho các bài tập thể dục điều hòa hay trượt băng nghệ thuật. Bạn có thể kết hợp bài tập thở này với các bài tập thư giãn như yoga hay thiền.

Mỗi bước trong bài tập này có thể được thực hiện khi bạn đang nằm trên giường:

– Nhắm mắt lại và hãy hít thở 3 hơi thật sâu để đẩy sạch mọi chất cặn lắng nơi đáy lá phổi. Để tập trung vào hơi thở, hãy đặt tay lên bụng hoặc ngực nhưng lên bụng sẽ tốt hơn cả vì như thế sẽ tạo cảm giác lá phổi được tự do.

Khi thở ra hãy dùng miệng và thóp chặt các múi cơ ở bụng để các chất cặn ở đáy lá phổi được ép ra ngoài hoàn toàn. Thời gian thở ra nên kéo dài gấp 2 lần so với thời gian hít vào.

– Tiếp tục hít thật sâu và tập trung sự chú ý vào các ngón chân. Bạn nên tập trung sự chú ý vào một phần nào đó của cơ thể và ngón chân là điểm dễ thấy nhất rồi sau đó là ngón tay. Điều này cũng giúp bạn thư giãn tinh thần rất tốt.

Nếu đánh mất sự tập trung, hãy quay trở lại bước 2, nhìn vào các ngón chân trước khi bắt đầu. Trong trường hợp cần thiết, hãy tập trung sự chú ý cao độ vào ngón chân, không chuyển sự chú ý sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ích lợi của các bài tập thở ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn dành thời gian luyện tập, nó sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho bạn.

Bài 3: Phép luyện thở để khắc phục rối loạn cơ thể

Rối loạn dạng cơ thể được xem là các rối loạn thể hiện bằng các triệu chứng dai dẳng, không bình thường của cơ thể, nhưng khi bệnh nhân đi khám chữa bệnh các kết luận y khoa đều âm tính.

Bệnh nhân có thể có các biểu hiện đau ở các vị trí khác nhau như: đau đầu, đau bụng, đau ngực, đau lưng, đau khớp, viêm loét dạ dày, đường ruột,… và một số rối loạn chức năng như rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục… Các rối loạn trên thường kéo dài ít nhất hai năm mà không tìm thấy bất cứ một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể.

Rối loạn dạng cơ thể hay gặp ở nữ. Người ta cho rằng rối loạn dạng cơ thể là bệnh mãn tính, hay thay đổi và hiếm khi lui bệnh hoàn toàn.

Rối loạn vì stress

Bệnh nhân T. H., nữ, 31 tuổi, là giáo viên cấp II tại TP Biên Hòa, có chồng là cán bộ nhà nước, hai con, một trai 3 tuổi và con gái 6 tuổi đều ngoan và học giỏi. Qua trao đổi H. cho rằng mình có biểu hiện đau ngực, khó thở kéo dài hơn hai năm, thỉnh thoảng có những đợt ho kéo dài 1-2 tháng, mỗi năm 4-5 lần.

T.H. đã được điều trị tại nhiều bệnh viện, trung tâm y khoa. Tuy nhiên H. không có cảm giác hết bệnh, đau ngực và khó thở ngày càng nặng. Bệnh nhân đến khám với nhiều phiếu khám bệnh và xét nghiệm cận lâm sàng liên quan với kết quả âm tính.

H. kể cho nhà trị liệu cách đây hơn hai năm do ông xã thường đi công tác xa, một mình chị phải cáng đáng công việc gia đình với hai cháu nhỏ, cộng với áp lực công việc cơ quan. Các cơn ngộp thở và cơn tức kéo dài dần, tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Cách đây hai tháng, chị bị ngất khi đi làm về, được đưa đi điều trị bệnh ổn định nhưng sau đó tình trạng lại như cũ.

T.H. được chẩn đoán mắc chứng rối loạn cơ thể hóa, một tình trạng bệnh lý cơ thể chủ yếu do căn nguyên tâm lý, stress trường diễn và những áp lực từ cuộc sống, công việc…

Liệu pháp tâm lý

Việc điều trị rối loạn dạng cơ thể thường ưu tiên với các liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, việc điều trị hóa dược với các nhóm thuốc giải lo âu cũng có tác dụng rõ rệt.

Với tình trạng bệnh lý trên, liệu pháp tâm lý nhận thức, thư giãn, âm nhạc, các kỹ thuật thân chủ trọng tâm… nhằm phóng chiếu các cảm xúc bất lợi, giúp thân chủ nhận thức rõ hơn tình trạng bệnh lý của mình một cách rõ ràng. Có các bài tập phù hợp để bệnh nhân thay đổi hành vi, tự vượt qua tình trạng stress và những khó khăn tâm lý của bản thân.

Phương pháp luyện thở

Những bài tập này giúp thả lỏng cơ thể, giải tỏa mọi căng thẳng, giúp bạn dễ thư giãn hơn trong lúc luyện thở.

– Kiểu thở nghe thấy được

Kiểu thở này giúp bạn thở đều, trơn tru. Thông thường luyện thở trong tư thế ngồi sẽ giúp bạn tĩnh tâm, tăng cường sự tĩnh lặng, yếu tố quan trọng và cần thiết khi ngồi thiền.

Ban đầu bạn hãy ngồi xếp bằng hay quỳ gối thật thoải mái và hít thở bằng miệng. Hơi đóng cổ họng lại, hít vào và phát ra tiếng “Ahhhh”. Sau đó thở ra, đồng thời phát ra tiếng “Haaaa” thật khẽ.

Khi đã cảm nhận được cách thở này hãy cố gắng phát ra âm thanh tương tự trong cổ họng, nhưng miệng thì khép lại. Vẫn thả lỏng hàm. Điều này giúp bạn hình dung mình đang thở thông qua một lỗ hở ngay phía trước cổ họng. Hãy hít thở thoải mái và chú tâm vào hơi thở vì âm thanh của hơi thở rất nhẹ, chỉ một mình bạn nghe thấy mà thôi.

 

– Nằm ngửa thở bụng

Phương pháp luyện thở này giúp thư giãn cơ thể và trí não, xua tan mọi sự căng thẳng. Vào cuối buổi tập, bạn có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng của hơi thở, sự tỉnh táo và thư thái trong tinh thần.

Nằm ngửa, đầu gối co, hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông. Hãy để hơi thở trở nên tự nhiên, trơn tru và nhịp nhàng. Khi hít thở, hãy cảm nhận chuyển động lên xuống của bụng. Cần chú ý để hơi thở ra dài hơn so với khi hít vào.

Để hơi thở ra chậm và trọn vẹn hơn, hãy thóp bụng sát vào trong cột sống khi thở ra. Để cho bụng phình lên khi hít vào và thư giãn. Lặp lại động tác. Hít thở nhịp nhàng.

Trong khi hít vào, hãy giữ cho bụng và cơ sàn chậu co nhẹ. Cảm nhận hơi thở trong lồng ngực khi hít vào. Hít thở vài hơi, sau đó thả lỏng bụng và sàn chậu. Giữ cho hơi thở hoàn toàn thoải mái để tạo cảm giác tĩnh tâm và thư giãn.

 

Phương pháp thiền

Bạn cần một tấm chăn nhỏ hay manh chiếu nhỏ. Trang phục thoải mái, tạo cảm giác dễ dàng để hít thở.

– Tư thế ngồi thiền: Với người chưa biết thiền, bạn hãy tự chọn một tư thế thích hợp, thoải mái nhất.

Bạn ngồi ngay ngắn, nhắm mắt lại hoặc nhìn chăm chú vào chóp mũi. Giữ cho xương sống, đầu, cổ cân bằng và ngay ngắn.

– Các giai đoạn thực hành việc ngồi thiền.

Việc ngồi thiền được chia làm ba giai đoạn theo trình tự sau:

1. Nhập thiền: Sau khi đã ngồi theo tư thế hướng dẫn ở trên, bạn hãy hít từ từ, nhẹ nhàng để hấp thụ nguồn dưỡng khí làm cho máu huyết lưu thông. Há miệng thở ra để xóa tan những ưu tư, phiền muộn. Lặp lại như vậy ba lần, các lần tiếp theo chỉ dùng mũi để hít – thở.

2. Trụ thiền: Sau khi cơ thể đã ổn định, bạn bắt đầu định tâm bằng phương pháp đếm hơi thở và khi hơi thở đã thuần thục thì bạn bước sang giai đoạn nhận thức, thấy rõ hơi thở của mình. Bạn cần xác định ngồi thiền để có an lạc và hạnh phúc. Bạn hít thở với ý thức rằng tôi thở nghĩa là tôi đang sống và phải làm cho hơi thở luân chuyển, điều hòa để tâm thanh tịnh.

Lúc này, bạn hãy nghĩ đến sự khát khao đem lại hạnh phúc cho mọi người, và điều này chỉ đạt được khi tâm trí bạn hoàn toàn thanh tịnh. Ngồi lâu, cơ thể bạn sẽ có xu hướng bị chùng xuống, lúc này bạn hãy cố gắng điều chỉnh lại cho ngay ngắn, bạn cũng có thể lắc nhẹ đôi vai để giảm bớt sự mệt mỏi.

3. Xả thiền: Khi xả thiền, bạn hãy đọc một câu châm ngôn để tạo cho mình nghị lực sống. Sau đó, bạn xoay nhẹ cổ và vẫn không ngừng chú ý đến nhịp thở của mình. Tiếp theo, bạn dùng tay tự xoa bóp mặt, tay, chân và nhẹ nhàng đứng lên.

LÊ MINH CÔNG – Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 (Tuổi Trẻ)

 

Phong cảnh, vị trí chỉ là hỗ trợ cho việc tập luyện, điều quan trọng là phải có cuộc sống buông xả lo âu ( lo về tiền, về tình cảm, về sức khỏe, về con cái v.v…) và phải tập thở điều hòa tâm và khí . Nền tảng để thực hiện được các việc trên là thông suốt tư tưởng tất cả mọi thứ xảy ra trên đời là do nhân duyênnghiệp báo ( duyên: các yếu tố điều kiện về hoàn cảnh, môi trường thiên nhiên và tương tác con người; nhân : cái lõi, cái ban đầu, cái khởi sự,  cái nguồn gốc; nghiệp : cái lập đi lập lại trong hành động hoặc trong tư tưởng;  báo : việc nhận chịu đau khổ , được hưởng sung sướng ). Đủ duyên thì hình thành báo ( quả ) do  nghiệp  hoặc nhân gây ra. Đó là chân lý vũ trụ  Nhân Duyên- Nghiệp Báo do Phật Thích Ca tìm thấy và dạy lại cho các đệ tử.

Thấu hiểu thì sẽ có cuộc sống ung dung, không sợ chết, không lo buồn, không màng danh tiếng hay quyền lợi, bệnh tật ắt lui dần.

Bài viết liên quan

Tặng gì cho một nửa ngày 20-10? Và đây là bí quyết

 07/08/2020  0 Lượt bình luận

Ngày Quốc tế phụ nữ đang đến gần, cánh nam giới đang băn khoăn không biết chọn mua món quà gì để làm vui lòng 'một nử... [Đọc tiếp]

5 món quà tặng 20/10 ý nghĩa 100% phụ nữ đều muốn nhận

 07/08/2020  0 Lượt bình luận

Nước hoa Nước hoa đã trở nên phổ biến trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Và mặc dù, trong tình yêu người ta thường qu... [Đọc tiếp]

popup

Số lượng:

Tổng tiền: