Tiếp cận nghiên cứu cơ bản nấm linh chi Ganodermalucium trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Tiếp cận nghiên cứu cơ bản nấm linh chi Ganodermalucium trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

19/08/2020 Admin 0 Bình luận

Tiếp cận nghiên cứu cơ bản nấm linh chi Ganodermalucium trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạ

Chùm nơtron nhiệt của lò phản ứng được áp dụng trong phân tích kích hoạt (INAA), đặc biệt khi kết hợp với hoá phân tích kinh điển, cho phép phát hiện tới hơn 40 nguyên tố hiện diện trong cơ chất và sinh khối nấm thu hoạch.

Vào tháng 3 năm 1996, Giáo sư Zuei-Chinh Cheng (Chủ tịch Hội Nấm học Châu Á) và Giáo sư Trịnh Tam Kiệt (Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội) đến thăm quan lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, đã rất ngạc nhiên và đánh giá cao việc vận dụng những kỹ thuật hạt nhân và các sản phẩm đồng vị phóng xạ cho đối tượng nấm Linh Chi Ganoderma lucidum - có giá trị cao trong y học, khi ấy mới phát hiện và nuôi trồng ra thể quả tại Đà Lạt.

Nghiên cứu về nấm Linh Chi không là mới trên thế giới, nhất là ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ,...Song sử dụng các điều kiện đặc thù của lò phản ứng hạt nhân để tiếp cận nghiên cứu cơ bản sinh học nấm Linh Chi là điều hoàn toàn mới, là sáng tạo của Việt Nam. Điều này đem lại nhiều thông tin quan trọng.

Thiết lập được mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố giá thể tròng nấm (phụ phế liệu nông lâm nghiệp) và sinh khối nấm. Điều này hết sức có ý nghĩa khi biết rằng trước đó ngay tại Nhật Bản, Trung Quốc - những nơi dẫn đầu về nghiên cứu nấm Linh Chi, đã phân tích rất kỹ mới xác định chưa đến 30 nguyên tố. Lần đầu tiên các  phân tích hạt nhân đã giúp xác định hàng loạt các nguyên tố khoáng trong bào tử nấm Linh Chi: phát hiện thấy có cả vàng (Au) và cesium (Cs) với mức dưới ppm. Các kết quả này cho tới nay vẫn thể hiện giá trị khoa học giầu thông tin. Thậm chí nhờ đó một số thông tin về cesium trong nấm Linh Chi được hiệu chỉnh thực tế hơn.

Trên cơ sở các kết quả phân tích đó, các nghiên cứu được đẩy tới một cách tự nhiên là khảo sát tương tác sinh lý của hệ sợi nấm với hơn 20 nguyên tố: các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và siêu vi lượng. Đã xác định sức chịu kim loại khá đặc biệt của nấm Linh Chi: có thể chịu đựng được môi trường chứa tới 800ppm U, Co,... >1000ppm Sr, Cu, Cr,... ~2000ppm Pb, Ge,... ~3000ppm Zn, Mn, Cs,... Chỉ một số kim loại thể hiện độc tính cao: Hg, V, Se, I,...áp dụng các kỹ thuật đồng vị đánh dấu, đã cơ bản đánh giá các quá trình sinh lý dinh dưỡng khoáng cơ bản. Có lẽ những dẫn liệu về hấp thu đạm khoáng đánh dấu với đồng vị 15N đã chứng tỏ trực tiếp là nấm Linh Chi có thể hấp thu đạm khoáng khá mạnh, điều này phù hợp với thực tế ưa thích cây chủ họ đậu (Fabaceae). 32P đánh dấu vào superphosphate và KH2PO4 đã giúp chứng tỏ quá trình hấp thu vận chuyển từ cơ chất qua hệ sợi vào thể quả và bào tử, là một quá trình hoàn chỉnh trong sinh trưởng của nấm Linh Chi. Hàng loạt đồng vị phóng xạ khác cũng được áp dụng có kết quả lý thú: 45Ca đánh dấu vôi, tương tự là đánh dấu với 85Sr - cùng nhóm kiềm thổ; 59Fe, 54Mn, 65Zn, 58Co, 51Cr, 77Ge, 75Se, 131I, 134Cs,... Nhìn chung đây là những thông tin có giá trị khoa học, giúp lý giải những mâu thuẫn trong các nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật khác, thể hiện một hướng vận dụng kỹ thuật có sáng tạo trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

Kiểm chứng các kết quả phân tích kích hoạt nơtron trên lò phản ứng bằng kỹ thuật ICP-MS ở Takasaki (với chi phí rất đắt) cho thấy độ chính xác cao ở Đà Lạt, và nhờ đó,  2 công trình nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí quốc tế Mycoscience (1999).

Nấm Linh Chi Đà Lạt trồng tại Lâm Đồng

 Nấm linh chi Nhật Takasaki nay là đặc sản Lâm Đồng và  cũng được Cát Sơn sản xuất.

Điều lý thú là nấm Linh Chi Đà Lạt lại tiếp tục được khảo cứu sâu hơn trên máy gia tốc Cyclotron AVF tại Trung tâm Nghiên cứu Hoá phóng xạ Takasaki, thuộc Viện Nghiên cứu Năng lượng nguyên tử Nhật Bản.

Tương tự như trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, một loạt các đồng vị phóng xạ phát posistron có bán rã ngắn được áp dụng: 48V, 22Na, 13N,... cho thấy những đặc tính chịu muối rất cao (tới ~2% trong môi trường), vì nấm hầu như không hấp thu trực tiếp Na. Ngoài ra đúng như dự đoán khi dùng chùm ion nặng gia tốc: C+5 trên máy AVF bắn phá vào màng mô sợi nấm Linh Chi đã phát hiện thấy độ nhậy cảm phóng xạ cao.

Rất ấn tượng khi nấm Linh Chi Đà Lạt được nuôi trồng hoàn chỉnh với thể quả rất đẹp ngay tại Takasaki , thể hiện sự kết nối khoa học từ các phương pháp hạt nhân trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.

 

Mặt trước và sau nấm Linh Chi Đà Lạt

Lê Xuân Thám và cộng sự - Trung tâm Hạt nhân TP Hồ Chí Minh
Theo Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tặng gì cho một nửa ngày 20-10? Và đây là bí quyết

 07/08/2020  0 Lượt bình luận

Ngày Quốc tế phụ nữ đang đến gần, cánh nam giới đang băn khoăn không biết chọn mua món quà gì để làm vui lòng 'một nử... [Đọc tiếp]

5 món quà tặng 20/10 ý nghĩa 100% phụ nữ đều muốn nhận

 07/08/2020  0 Lượt bình luận

Nước hoa Nước hoa đã trở nên phổ biến trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Và mặc dù, trong tình yêu người ta thường qu... [Đọc tiếp]

popup

Số lượng:

Tổng tiền: