Phân loại học nấm  Linh Chi

Phân loại học nấm Linh Chi

19/08/2020 Admin 0 Bình luận

1.Nấm linh chi trồng:

 Tên la tinh  là Ganoderma    lucidum
(Curtis) P. Karst,

 là loài ( species): lucidum,

chi ( genus ): Ganoderma,

 thuộc họ ( familia ) : (Ganodermataceae),

 bộ ( ordo ): Polyporales,

lớp (class):Agaricomycetes,

ngành ( phylum); Basidiomycota,

 giới ( regnum ) :Fungi

Màu sắc linh chi

Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, nấm Ngàn năm, linh chi núi tuyết  v.v…với nhiều huyền thoại.

Người xưa căn cứ vào màu sắc  và cảm nhận trong cơ  thể mà chia linh chi gặp trong tự nhiên ra  làm 6 loại linh chi ( luc bảo linh chi):

Hoàng chi: còn gọi là kim chi. Hoàng chi có màu vàng, vị ngọt không độc, tính bình. Chủ trị các bệnh nội tạng, nhất là bệnh phụ khoa và chứng viêm mãn tính, có tác dụng kiện tỳ an thần. (theo trong Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân

Thanh chimàu xanh, vị hơi chua, tính bình. Có tác dụng bổ gan sáng mắt, tăng cường chức năng phổi, giúp tinh thần tập trung và tăng trí nhớ,  dùng lâu thân thể nhẹ nhàng thoải mái.. Thanh chi: còn gọi là long chi.

 

 Xích chi: còn gọi là Đan chi, Hồng Chi, Xích chi có màu đỏ- màu nâu, vị hơi đắng, tính bình, không độc. Chủ trị nôn ngực, có tác dụng bổ ích đối với tim mạch, tăng cường trí nhớ, kéo dài tuổi thọ.

Tử chi: còn gọi là mộc chi, tía chi. Tía chi có màu tím là trung gian giữa hai màu nâu và đen, tác dụng cho cả gan lẫn thận. Tía chi có vị ngọt không độc, tính ôn hòa. Chủ trị ù tai, ích tinh khí, cứng khỏe gân xương tránh đau nhức, bổ thận, da tươi đẹp. Đối với bệnh trĩ cũng có hiệu quả nhất định. Hắc chi: còn gọi là huyền chi.

Hắc chimàu đen, vị hơi mặn , tính bình. Chủ trị tiểu tiện không thông, có công hiệu bổ thận lợi tiểu (theo trong Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thì hắc chi ích thận khí, làm cho đầu óc tinh tường ).

Bạch chi: còn gọi là ngọc chi. Bạch chi có màu trắng, vị cay nóng, tính bình. Chủ trị mũi dị ứng, làm thông mũi, ho khan và khó thở, tác dụng bổ phổi, chữa ho nghịch hơi , làm tăng cường ý chí, an thần.

Linh chi ngoài việc chỉ dùng riêng lẻ, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác.

Lương y Bàng Cẩm (Báo Khoa Học Phổ Thông )

 

Đối với một số nhà nuôi trồng nấm, họ bảo màu sắc , hình dạng nấm biến đổi theo hoàn cảnh nuôi trồng như ánh sáng, độ ẩm…Điều này cũng đúng  một phần về mặt hình dáng,( ví dụ Hồng Linh Chi Đà Lạt khi trồng trong điều kiện ánh sáng mạnh, hoặc nhiệt độ cao thì mặt trên óng ánh xà cừ, tai nấm dày lên, mặt dưới nấm chuyển màu vàng như mặt dưới nấm Hàn Quốc, hoặc khi gặp nguồn sáng mạnh thì nấm sẽ từ chỗ tối hơn vươn dài cuống tới đó …) nhưng mùi vị, cảm nhận của cơ thể khi hấp thu cũng là  những tiêu chuẩn phân loại ( và có khi là tiêu chuẩn quan trọng ). Người xưa cảm nhận  về sinh lý sinh hóa tinh tế  hơn người hiện đại !

Thực ra vẫn  thực sự có lục bảo linh chi. Ví dụ, các nhà khoa học Việt Nam như thạc sĩ Cổ Đức Trọng đã tìm ra Hoàng chi, Tiến sĩ Lê Xuân Thám ( trưởng phòng Sinh học -Viện Hạt Nhân Đà Lạt, nay là Giám Đốc sở KHCN Lâm Đồng), tiến sĩ Ngô Anh đã tìm ra Hắc chi ( Ganoderma   subresinosum )

,

 

Trong các loại linh chi trồng hiện nay, chủng linh chi đỏ ( còn gọi là Hồng Chi, Hồng Linh Chi, Xích Linh Chi, Đan chi, Đơn Chi …) được trồng nhiều nhất. Các loại linh chi khác vẫn còn vướng vấn đề năng suất và cả kỹ thuật nuôi trồng nên chưa đưa ra thương mại được.

Gọi là Linh Chi Đỏ nhưng màu đỏ biến thiên nhiều từ màu đỏ vàng ( như Hồng Linh Chi Đà lạt, Linh Chi Hà Nội..) đến màu đỏ nâu, nâu đậm (  như Xích Chi, Linh Chi Nhật Bản Takasaki …)

Chất lượng linh chi trồng tùy thuộc vào giống tuyển chọn, cơ chất trồng trọt, điều kiện chăm sóc v. v…và còn tùy thuộc vào bộ phận nào trên quả thể ( cây ) nấm. Ví dụ cuống nấm thì chất lượng thua xa phiến nấm vì cuống có tỉ lệ  liege ( xốp ) khoảng một nửa trọng lượng cuống.  Chẻ dọc cuống nấm và phiến nấm hoặc nấu cùng trọng lượng cuống và phiến trong cùng lượng nước mà so sánh cảm quan thì cũng dễ biết.

Linh Chi trồng thường là loại 1- 2 năm ( ví dụ Hồng Chi Nhật Takasaki có nông dân trồng phải 16 tháng mới ra tai ), quá thời hạn này tai nấm phóng thích hết bào tử , già trị dược tính kém đi  nhiều, sau đó quả thể này tàn lụi đi. Dù có trồng ra đất thì quả thể tới thời hạn cũng tàn lụi, chỉ còn tơ nấm trong gỗ mục trong đất chờ thuận tiện ra tiếp tai nấm khác.

Về giống thì rừng Việt Nam là một trong những nơi phong phú nhất trên thế giới vể chủng loại linh chi chứ không phải các nước châu Âu hoặc xứ lạnh ! Riêng tại Việt nam, khu vực nam Lâm Đồng , bắc Đồng Nai như Cát Tiên là khu vực rất nhiều chủng linh chi .

Tuy vậy,  sử dụng linh chi mọc hoang lại không an toàn, vì hiện nay con người khó kiểm soát được sự ô nhiễm môi trường , chẳng hạn hiện nay vẫn có những khu vực rừng núi  tại VN còn bị nhiễm chất độc thuốc khai quang.

Chỉ nên mua linh chi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đừng xuôi lòng trước những quảng cáo đường mật như linh chi... trên rừng, trên núi.

Linh chi chất lượng tốt thì hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu từ vàng chanh nhạt đến trắng. Mặt dưới linh chi  bán ở chợ  có màu vàng nghệ thường không tốt, vì đó không phải là màu tự nhiên của nấm.

Nếu dùng linh chi nấu nước uống, nên chọn nấm có kích thước vừa phải, đường kính 8-20 cm. Ở kích cỡ này, nấm chưa bị hóa gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharide và triterpen còn cao nên dễ ly trích khi nấu trong nước. Các công ty dược phẩm trên thế giới khi chiết xuất hoạt chất của linh chi để sản xuất dược phẩm cũng chỉ dùng nấm theo tiêu chuẩn trên.

(Theo Người Lao Động)

 

 2. Các loài nấm linh chi khác:

Thuộc về chi Ganoderma còn có các loài khác như Ganoderma applanatum, G. sinense v.v…     Trong G. applanatum có những loài nấm đa niên thân hóa gỗ  rất to, nặng , nhìn giống linh chi và được gọi là Cổ Linh Chi. Tuy rằng  trong một số loài nấm lâu năm này vẫn có một số có dược tính nhưng không thể gọi là  “ cổ” .  Cần lưu ý  vì đây là nấm lâu năm nên dược tính- nếu có- sẽ vẫn tích lũy chứ không phải là mất hết. Cũng như cây  thuốc một năm thì quá một năm các chất tích lũy sẽ dồn vào hạt và sau đó cây tàn lụi. Cây lâu năm thì khác.

linh chi Cát Sơn và nấm rừng lâu năm

Tuy vậy, nấm gọi là “ Linh Chi rừng “  và thuộc  loài đa niên đang bán ở một số nơi phải được xem xét lại về danh hiệu này vì sự định danh khoa học phải do các cơ quan khoa học ( thường là quốc tế ) nuôi trồng, xem xét về bào tử , khuẩn ty dưới kính hiển vi điện tử, sau đó đối chiếu các mô tả trên thế giới rồi mới công bố. Việc này tốn nhiều thời gian và tiền bạc nên một hai cơ sở, công ty  thương mại về nấm  công bố là  linh chi rừng là chưa đáng tin cậy mặc dù chúng  ở rừng ra và có thể vẫn có  một số dược tính nào đó.  Về vấn đề Linh Chi rừng, có thể nói như tiến sĩ  chuyên về nấm- Lê Xuân Thám- lúc khảo sát “ Cổ Linh Chi ”  10 năm trước đây ở chợ thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông là “ nhìn thấy giống vậy nhưng không thể nói chính là nó được ”.Vì vậy ta có thể hiểu tại sao các cơ sở trồng nấm chỉ trồng một số loại quen biết mà không lấy các loại gọi là Linh Chi Rừng ra nhân giống mặc dù nhân giống là chuyện dễ.

 

Nấm rừng lâu năm thường được gọi là Cổ Linh Chi hoặc Linh Chi Rừng.

Ks. TĐH-bài tổng hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Tặng gì cho một nửa ngày 20-10? Và đây là bí quyết

 07/08/2020  0 Lượt bình luận

Ngày Quốc tế phụ nữ đang đến gần, cánh nam giới đang băn khoăn không biết chọn mua món quà gì để làm vui lòng 'một nử... [Đọc tiếp]

5 món quà tặng 20/10 ý nghĩa 100% phụ nữ đều muốn nhận

 07/08/2020  0 Lượt bình luận

Nước hoa Nước hoa đã trở nên phổ biến trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Và mặc dù, trong tình yêu người ta thường qu... [Đọc tiếp]

popup

Số lượng:

Tổng tiền: