Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội chứng rối loan lipid máu

Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội chứng rối loan lipid máu

19/08/2020 Admin 0 Bình luận

Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội chứng rối loan lipid máu (23/03/07)

Nấm Linh chi Ganoderma lucidum thuộc họ nấm gỗ Ganodermataceae. Linh chi được xếp vào hàng “thượng dược” trong sách “Thần nông bách thảo” thời nhà Chu.

Tại Đà Lạt, các nhà dược học và sinh học đã tìm thấy nấm Linh chi mọc tự nhiên trong các khu rừng và hiện nay đang được nhân dân nuôi trồng và sử dụng rộng rãi.

 Trong khỏang 46 loài nấm Linh chi (theo PGS.TS Lê Xuân Thám) thì ở Đà Lạt đã nuôi trồng được 4 lọai nấm Linh chi gồm Hồng chi, Linh chi sò, Hoàng chi, Hắc chi. Trong đó, loại nấm Hồng chi Đà Lạt chủng DL1 được trồng nhiều hơn và có năng suất cao hơn.

 Đặc tính dược lý của nấm Hồng chi theo Y học cổ truyền có vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, dưỡng tâm, bổ trung, chữa trị tức ngực, trị chứng đàm thấp… Hiện nay, nấm Hồng chi Đà Lạt 200.000 đồng/kg, trong khi đó nấm Linh chi của Nhật Bản và Hàn Quốc giá cao gấp 5-6 lần, từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng/kg.(Giá năm 2007)

 Việc nghiên cứu sử dụng nấm Linh chi trong điều trị hội chứng rối lọan lipid máu đã được Nhật Bản, Trung Quốc đánh giá có hiệu quả. Theo nghiên cứu

của Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy: Nấm Linh chi làm giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu. Ở nước ta, qua một số nghiên cứu thực nghiệm sơ bộ cho thấy nấm Linh chi có tác dụng hạ lipid máu trên chuột. Hội chứng rối loạn lipid máu được coi là một nguy cơ quan trọng cho sự hình thành, phát triển của bệnh xơ vữa động mạch. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới thì “Xơ vữa động mạch là sự phối hợp những biến đổi của lớp nội mạc động mạch bao gồm sự tích tụ tại chỗ các lipid phức hợp các glucid, máu và các sản phẩm của máu, tổ chức xơ và canxi, kèm theo những biến đổi ở lớp trung mạc”. Nó làm hẹp dần lòng động mạch và cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng các tổ chức, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não..

Kế thừa đề tài nghiên cứu về chủng nấm Linh chi DL của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện trong khỏang 5 năm trở lại đây, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất nghiên cứu đề tài  “Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội chứng rối loan lipid máu”. Đề tài do Bác sĩ - Thạc sĩ Phạm Thị Bạch Yến – Sở Y tế Lâm Đồng làm chủ nhiệm cùng sự tham gia của các bác sĩ bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y dược Hà Nội..

Đề tài đã sơ bộ xác định thành phần hóa học của nấm Hồng chi Đà Lạt chủng DL1 (chủng nấm Hồng chi DL1 này do Trung tâm giống cây thuốc Đà Lạt cung cấp), thử độc tính cấp (LD50) và độc tính bán trường diễn của thuốc nghiên cứu, đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng, đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc.

Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học nấm Hồng chi Đà Lạt chủng DL1 gồm có 6 nhóm chất: Saponin, Sterol, Flavonoid, Acid amin, Polysaccarid, Alcaloid, và đã chiết xuất, phân lập được 2 chất LC1 và LC2 tinh khiết. Như vậy nấm Hồng chi Đà Lạt cũng có 6 nhóm chất giống như nấm Linh chi của Nhật Bản. Trong đó, đáng quan tâm là 2 nhóm chất Saponin và Steron có tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol máu. Về tác dụng sinh học đã chứng minh nấm Hồng chi Đà Lạt có tác dụng chống oxy hóa.

Nấm Linh chi Đà Lạt

Để nghiên cứu độc tính cấp (LD50) và độc tính bán trường diễn của nấm Hồng chi Đà Lạt,nhóm nghiên cứu đã sử dụng nấm Hồng chi Đà Lạt ở dạng cao lỏng thử nghiệm trên động vật là chuột nhắt trắng và thỏ với liều lượng tăng dần không thấy độc tính cấp cũng như không gây thay đổi về tình trạng chung, về các chức phận sinh hóa của gan, thận và chức phận tạo máu… Sau đó, nghiên cứu lâm sàng ở 80 bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng rối loạn lipid máu trên 30 tuổi tại Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân sau 40 ngày dùng viên nấm Hồng chi Đà Lạt có tác dụng làm giảm rõ rệt các triệu chứng lâm sàng liên quan đến chứng đàm ẩm của Y học cổ truyền. Ngoài ra, dùng viên nấm Hồng chi Đà Lạt không gây ảnh huởng đến chức năng gan, thận so với dùng viên Lypanthyl (Pháp) trong điều trị loại bệnh này.

Bác sĩ Bạch Yến cho biết: đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu về tác dụng chữa bệnh của nấm Hồng chi Đà Lạt. Để khẳng định được thương hiệu nấm Hồng chi Đà Lạt chủng DL1 có tác dụng chữa bệnh trên thị trường trong và ngoài nước, Bác sĩ Bạch Yến đề xuất trong thời gian tới Sở Y tế Lâm Đồng và Sở Khoa học Công nghệ đầu tư nghiên cứu khẳng định cơ chế tác dụng trong giảm lipid máu của nấm Hồng chi, tiếp tục nghiên cứu trên lâm sàng với cỡ mẫu lớn hơn, ở các liều khác nhau không chỉ ở các cơ sở y tế địa phương mà ở các bệnh viện Trung ương để chọn ra một liều thuốc có hiệu quả nhất điều trị trên lâm sàng. Sau khi hoàn thành nghiên cứu tiếp tục sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề nghị với Bộ Y tế cho phép sản xuất lưu hành rộng rãi nấm Hồng chi Đà Lạt góp phần chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Với khí hậu, thời tiết quanh năm mát mẻ, Lâm Đồng thích hợp cho việc nuôi trồng nấm Linh chi góp phần bảo tồn cây thuốc quý hiếm làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời làm giảm giá thành của nấm nhập ngoại trên thị trường hiện nay

 

 

Bài viết liên quan

Tặng gì cho một nửa ngày 20-10? Và đây là bí quyết

 07/08/2020  0 Lượt bình luận

Ngày Quốc tế phụ nữ đang đến gần, cánh nam giới đang băn khoăn không biết chọn mua món quà gì để làm vui lòng 'một nử... [Đọc tiếp]

5 món quà tặng 20/10 ý nghĩa 100% phụ nữ đều muốn nhận

 07/08/2020  0 Lượt bình luận

Nước hoa Nước hoa đã trở nên phổ biến trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Và mặc dù, trong tình yêu người ta thường qu... [Đọc tiếp]

popup

Số lượng:

Tổng tiền: